Quy tắc ứng xử trong nhà trường.

 
PHÒNG GD - ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TH LÊ TRỌNG TẤN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:  15/QĐ-THLTT                                Yên Nghĩa, ngày  7   tháng  3   năm 2018
                                                        QUYẾT ĐỊNH
                                  Về việc ban hành quy tắc ứng xử trong nhà trường

                             HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ TRỌNG TẤN

          Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 522/ QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
          Căn cứ vào Điều 35,37,38 của Điều lệ trường tiểu học quy định về quyền, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và những hành vi giáo viên không được làm;
   Căn cứ Công văn số 344/SGD & ĐT- CTTT ngày 15/2/ 2017 quy định về phẩm chất đạo đức của CB,GV,CNV ngành giáo dục;
QUYẾT ĐỊNH:
          Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử văn hóa của Trường Tiểu học Lê Trọng Tấn năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo.
          Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
          Điều 3. Các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
                                                                                                          HIỆU TRƯỞNG




                                                                                                          Nguyễn Thị Yến




                                                        QUY TẮC
                          ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ - GIÁO VIÊN – NHÂN VIÊN
                                     TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ TRỌNG TẤN
           (Ban hành kèm theo quyết định số ......./QĐ-THLTT ngày     tháng    năm 2018)
Điều 1. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
         a) Phải chấp hành quyết định của cấp quản lý trực tiếp, trường hợp có quyết định của cấp trên cấp quản lý trực tiếp thì cán bộ, viên chức phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp của mình về việc thực hiện quyết định đó.
          b) Cán bộ, viên chức khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ phải mặc trang phục đúng quy định chung, phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh, phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc, thông tin phải chính xác. 
Điều 2. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
          a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
          b) Có thái độ giảng dạy nhiệt tình, nhẹ nhàng, thân ái với học sinh; thận trọng, khách quan, công bằng khi đánh giá nhận xét và cho điểm học sinh; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến và hướng dẫn cho học sinh hiểu và thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường;
          c) Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo đúng quy định. Làm hồ sơ đầy đủ, chấm soát lỗi và đánh giá học sinh chính xác.
          d) Không lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi trái quy định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và phụ huynh;  không tổ chức dạy thêm trái quy định;
          e) Không dùng các lời nói, hành động xúc phạm nhân phẩm học sinh, không trù dập, đánh học sinh khi các em vi phạm kỷ luật;
Điều 3. Ứng xử trong tiếp phụ huynh học sinh và nhân dân
          a) Thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các hình thức như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại, sổ LLĐT…..
          b) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh tại nhà trường đúng giờ quy định. Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin trao đổi chính xác.
          c) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp phụ huynh, quần chúng nhân dân; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những vấn đề vướng mắc trong quyền hạn của  mình; Kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường những vướng mắc của phụ huynh, quần chúng nhân dân không thuộc quyền hạn của mình để giải quyết.
          d) Thông tin cho phụ huynh về các vấn đề của nhà trường phải đảm bảo chính xác
Điều 4. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực trong giáo dục.
          a) Tuân thủ các nguyên tắc, quy định của nhà trường, các quy định trong việc ra đề, chấm chữa bài và cho điểm (thi định kì cuối kì I và cuối kì II)học sinh.
          b) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục nếu phát hiện có các hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm về những phản ánh đó;
          c) Không được lợi dụng chức trách, quyền hạn của mình làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh, của đồng nghiệp và uy tín của nhà trường;
          d) Không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của đồng nghiệp mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của phụ huynh học sinh khi thực hiện nhiệm vụ;
Điều 5. Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, với đồng nghiệp
           a) Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa trong nhà trường; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự chính đáng của cán bộ giáo viên khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật;
          b) Giáo viên nhân viên phải chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao; khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nếu có vướng mắc thì báo cáo ngay với lãnh đạo nhà trường để kịp thời giải quyết;
          c) Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ giáo viên, của cán bộ quản lý và đồng nghiệp; Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
          d) Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi nhiệm vụ do mình thực hiện, gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân;
Điều 6. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
          1. Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến mục đích của các cuộc vận động và phong trào thi đua được phát động trong nhà trường.
          2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
          3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
Điều 7. Ứng xử trong gia đình.
          1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
          2. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa lãng phí để vụ lợi.
Điều 8. Ứng xử nơi công cộng.
          1. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.
          2. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 9. Những việc cán bộ, giáo viên, viên chức trong ngành không được làm
1. Xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương, pháp luật của nhà nước: khai thác, lưu trữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại, phản động, tham gia các diễn đàn không lành mạnh; truy cập trang web đồi trụy, phản động, phản giáo dục.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, trái quy chế, quy định; cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà đối với nhân dân cha mẹ học sinh và học sinh.
3. Gây bè phái, làm mất đoàn kết, cục bộ địa phương trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
4. Gian lận, thiếu trung thực, chủ quan trong đánh giá, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, cho điểm không đúng, cố ý đánh sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh , trù dập, chèn ép học sinh, ép buộc học sinh học thêm để thu tiền, tổ chức dạy thêm trái với các quy định của các cấp.
5. Chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc, đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỉ cương, nề nếp của đơn vị, nhà trường.
6. Có lời nói hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể học sinh, đồng nghiệp và các người khác; đả kích, vu cáo, nhận xét, đánh giá tùy tiện với người khác, có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với học sinh và với người khác; ngôn ngữ thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử (nói tục, chửi thề, dùng tiếng lóng, quát nạt, xưng hô không đúng quan hệ thầy trò, đồng nghiệp),quấy rối đồng nghiệp và người khác, tự cao, khoe khoang.
7. Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường (trừ trường hợp đặc biệt vào các dịp lien hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao).
8. Trang phục luộm thuộm, lòe loẹt quá mức, hở hang, mất tư cách, sử dụng điện thoại khi lên lớp, hội họp, học tập, coi thi, chấm thi, có thái độ thiếu văn hóa trong nghe và trả lời điện thoại.
9. Ăn quà vặt, nói chuyện riêng, làm việc riêng trong hội họp, lên lớp, học tập, xả rác bừa bãi trong trường học, cơ quan và nơi công cộng.
10. Tổ chức, tham gia đánh bạc, số đề, cá cược, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan.
Trên đây là các điều được quy định trong quy tắc ứng xử đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Tiểu học Lê Trọng Tấn trong năm học 2017 - 2018.
Quy tắc này được toàn thể Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên nhà trường dân chủ thảo luận và cùng nhau xây dựng. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện theo quy tắc, để xây dựng nhà trường trở thành “Trường học thân thiện”. Trong quá trình thực hiện phát hiện những bất cập mọi người có trách nhiệm góp ý, bổ sung hay điều chỉnh vào đầu các năm học, trong Hội nghị VCLĐ hằng năm./.
 
           TM/BCH CÔNG ĐOÀN
                         Chủ tịch


                    Lê Xuân Tình
                         HIỆU TRƯỞNG



                          Nguyễn Thị Yên
 











                                                                                PHỤ LỤC I:
                                         QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC.
I.ĐỐI VỚI HỌC SINH
            HỌC SINH NÊN
1. Quý trọng bản thân mình.
2. Tôn trọng nhân phẩm, quyền học tập, riêng tư của bạn bè.
3. Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, thầy cô, cán bộ nhà trường.
4. Tôn trọng tài sản của mình, của bạn và của trường.
5. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
6. Tích cực tham gia vào hoạt động của lớp, của trường dựa trên sức khỏe và năng lực của bản thân.
7. Thực hiện tốt quy định về đồng phục, trang phục của nhà trường.
8. Báo cáo với cha mẹ, thầy cô khi bị đe dọa, chứng kiến hoặc trải nghiệm bất cứ hành vi bắt nạt, quấy rối, bạo lực nào xảy ra với bản thân, bạn bè, thầy cô và cha mẹ.
              HỌC SINH KHÔNG NÊN
1. Tự ti về bản thân mình.
2. Gây tổn thương bằng lời nói đến bạn bè, cha mẹ, thầy cô, cán bộ nhà trường.
3. Gây tổn thương thể chất cho bạn bè, bố mẹ, thầy cô và cán bộ nhà trường.
4. Tẩy chay, cô lập, nói xấu bạn bè trong trường, lớp.
5. Bắt nạt bạn bè cùng lớp, cùng trường.
6. Tham gia, cổ vũ cho các hành vi bạo lực trong lớp, trong trường, trên mạng xã hội.
7. Thờ ơ, giữ im lặng khi chứng kiến hoặc trải nghiệm những hành vi bắt nạt, bạo lực.
8. Sở hữu, mang đến trường vũ khí, đồ vật sắc nhọn nguy hiểm.
9. Khuyến khích, xúi giục các học sinh khác có hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn khác.
10. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy, đưa thông tin không lành mạnh lên mạng, chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục, tham gia các tệ nạn xã hội.



II.ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
           GIÁO VIÊN NÊN:
1. Đối xử công bằng với học sinh và không phân biệt đựa trên bản dạng giới, học lực, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, hoàn cảnh gia đình của các em.
2. Chấp nhậntôn trọng sự đa dạng, khác biệt của học sinh và đồng nghiệp.
3. Lắng nghe học sinh, cha mẹ và đồng nghiệp.
4. Khuyến khíchhỗ trợ sự phát triển của mỗi học sinh dựa trên năng lực của mỗi em.
5. Xây dựng niềm tin, mối quan hệ tích cực, thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp.
6. Làm gương cho học sinh về chuẩn mực trang phục, lời nói và ứng xử.
7. Sẵn sàng hỗ trợ khi chứng kiến, nghe kể về các hành vi bắt nạt và bảo lực đối với học sinh.
              GIÁO VIÊN KHÔNG NÊN
1. Bỏ qua các hành vi bắt nạt, bạo lực của học sinh trong lớp, trong trường.
2. Tạo ra sự không công bằng trong việc đánh giá năng lực của học sinh nam, nữ.
3. Gây tổn thương tinh thần học sinh bằng lời nói, cử chỉ, hành động không phù hợp.
4. Gây tổn thương về thân thể hcoj sinh bằng các hành động không phù hợp.
5. Sử dụng hình thức trừng phạt thân thể với học sinh.
6. Tiết lộ thông tin bí mật về học sinh, ngoại trừ những trường hợp cụ thể vì lợi ích tốt nhất của học sinh.
III.ĐỐI VỚI CHA MẸ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC
            NÊN
1. Đối xử công bằng với con trai và con gái.
2. Tạo điều kiện về thời gian để con tham gia đầy đủ hoạt động học tập và vui chơi ở trường.
3. Giúp con hiểu được các quy tắc an toàn trên đường đến trường và khi học tập tại trường.
4. Dành thời gian để nắm bắt được thuận lợi, khó khăn của con khi đến trường và ở trường.
5. Hợp tác với giáo viên và nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho con khi đến trường và ở trường.
          KHÔNG NÊN
1. Bỏ qua các hành vi bắt nạt, bạo lực của con.
2. Đánh mắng con khi mắc lỗi hoặc kết quả học tập không như mong đợi.
3. So sánh con với bạn bè, anh chị em trong gia đình.
4. Sử dụng ngôn ngữ xúc phạm đến giáo viên, cán bộ nhà trường.
5. Tạo áp lực học tập vượt qua khả năng của con.

IV.QUY ƯỚC LỚP HỌC
Quy ước lớp mình
Chúng mình ........................
1. Học tập chuyên cần.
2. Vui chơi an toàn.
3. Sẵn sàng giúp đỡ nhau.
4. Lắng nghe, hợp tác với bạn bè, thầy cô.
5. Mỉm cười, thân thiện với bạn bè.
6. Yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè và thầy cô.
7. Chấp nhận sự khác biệt.
8. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
9. Giữ gìn tình bạn với các bạn cùng trường, lớp.
10. Giữ gìn tài sản của mình, của bạn bè, của lớp và của trường.
11. Mặc trang phục gọn gàng, phù hợp độ tuổi.
12. Nói KHÔNG với Bạo lực giới.
Lớp mình là Lớp học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng.


 

  Ý kiến bạn đọc

Hoạt động nhà trường  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây